Tôi rất xấu hổ khi đứa cháu họ nói như vậy trước mặt đông người. Hai vợ chồng tôi đều người miền Trung, nhưng học và làm việc ở Sài Gòn. Năm đó, chúng tôi mới cưới, thu nhập một tháng của hai vợ chồng chưa đến 10 triệu đồng/ tháng. Nhưng để bố mẹ vui lòng nên chúng tôi cũng cố gắng sắp xếp về ăn Tết cùng gia đình.
Sáng mùng một, sau khi làm xong mâm cơm thắp hương cho tổ tiên, cả nhà cùng ăn sáng rồi đi chúc Tết họ hàng. Bố chồng tôi là người rất sĩ diện. Ông không quan tâm đến việc con đi làm lương cao hay thấp, mà chỉ quan trọng con về Tết, đi đến đâu cũng có quà cáp cho anh em họ hàng, các cháu phải đầy đủ để đẹp mặt gia đình.
Năm đó, vì không có tiền, nên tôi bàn với chồng mình mua bao lì xì, bỏ vào mỗi bao 10 nghìn đồng, đến nhà ai gặp con nít thì mừng tuổi đứa đó, không phân biệt. Anh đồng ý và cũng nghĩ mừng tuổi lấy hên chứ không phải mừng tuổi để làm giàu. Vậy mà ngay sáng mùng một, tại nhà bác cả, anh em họ hàng tập trung đông đủ, tôi mừng tuổi mỗi đứa cháu một bao lì Trung tâm dịch thuật xì. Cứ nghĩ bọn nhỏ sẽ không mở bao, hoặc có mở cũng sẽ không nói gì, ai ngờ cháu đích tôn nhà bác xé ngay bao trước mặt cả nhà, lôi tờ tiền ra và chê ít, không đủ mua gói bim bim. Rồi mấy đứa nhỏ khác cũng rủ nhau xé bao xem có đứa nào được nhiều hơn không trước sự chứng kiến của tất cả anh em họ hàng bên chồng. Trong khi đó, mẹ đứa bé chỉ nói nhẹ: "Con không được làm thế", rồi thôi.
Năm nay, gia đình tôi lại về quê đón Tết và tôi đã có con gái hơn hai tuổi. Ngày nào tôi cũng dặn con: "Nếu có được ai lì xì, con nhớ khoanh tay cảm ơn và không được bóc bao". Dù con còn nhỏ chưa biết giá trị đồng tiền, nhưng tôi nghĩ việc dạy con những điều như vậy từ bây giờ không phải là quá sớm. Năm nay, tôi không mừng tuổi các cháu 10 nghìn đồng như ba năm trước nữa mà là 20 nghìn đồng và sẽ duy trì mức này chứ không cho nhiều hơn.
Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét