Trống đồng Trà Lộc là bảo vật quốc gia thứ 4 của tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Hoàng Táo |
Đầu năm 2020, trống đồng Trà Lộc được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc gia. Hiện vật đang được trưng bày ở bảo tàng tỉnh Quảng Trị này có niên đại văn hoá Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.500 năm.
Chiếc trống đồng được phát hiện từ 22 năm trước, hoàn toàn tình cờ. Tháng 3/1998, trong lúc rà tìm phế liệu chiến tranh trên một đồi cát, ông Hoàng Công Sơn (trú thôn Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng) chợt nghe máy kêu, báo hiệu phía dưới có kim loại. Ông đào lên thấy một cái "nồi đồng" to, nghĩ là cổ vật quý hiếm nên mang đi cất giấu. Sau đó ông đưa đồ lễ lên đồi cát để cúng tạ ơn. Dân làng thấy lạ, tò mò hỏi thăm biết ông Sơn đào được vật bằng đồng, mặt trên có ngôi sao, dưới có quai nên họ báo cho chính quyền xã Hải Xuân.
Lúc này ông Lê Đức Thọ (hiện là Phó giám đốc Trung tâm quản lý di tích và bảo tàng Quảng Trị) thông qua xã nắm được thông tin và nhận định đây là trống đồng. Với trách nhiệm của một cán bộ ngành bảo tàng, ông Thọ đến gặp ông Sơn để tìm hiểu song ông này cho hay "đã bán trống đồng cho người khác rồi".
Tuy nhiên, khi công an huyện Hải Lăng và chính quyền địa phương vào cuộc, xác minh hiện vật đang cất giấu trong nhà ông Sơn, chưa bán.
Những ngày ấy, nghe tin dân làng Trà Lộc đào được trống đồng, giới buôn cổ vật từ TP Huế, Đà Nẵng và Hà Nội đổ xô về làng để hỏi mua.
Được cấp dưới báo cáo về sự việc, ông Trương Sỹ Tiến (81 tuổi, trú TP Đông Hà), lúc đó là Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, lập tức điện thoại chỉ đạo huyện Hải Lăng và công an cho người canh gác ở nhà ông Sơn. "Tôi yêu cầu chính quyền địa phương tuyệt đối không được để người dân bán trống đồng ra khỏi địa bàn", ông Tiến nhớ lại.
Ông Trương Sỹ Tiến, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết tỉnh này đã xuất 50 triệu đồng để dành một phần khen thưởng cho người đàn ông tìm thấy chiếc trống. Ảnh: Hoàng Táo |
Nhờ có chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo tỉnh, chiếc trống đồng được giữ lại ở huyện Hải Lăng. Giới buôn cổ vật tìm đủ mọi cách không mua được trống đành rút lui.
Bảo tàng tỉnh Quảng Trị sau đó có văn bản gửi Sở Văn hoá Thông tin (cũ) để xuất UBND tỉnh Quảng Trị có biện pháp phù hợp để thu hồi chiếc trống đồng. Lúc này Luật di sản văn hoá chưa ra đời nên chưa có quy định về việc khen thưởng người phát hiện ra cổ vật. Dù vậy, tỉnh Quảng Trị quyết định chi ngân sách để trả công ông Hoàng Công Sơn đã phát hiện ra cổ vật, đồng thời khen thưởng các đơn vị liên quan.
Sau khi được thuyết phục, ông Sơn đồng ý trao chiếc "nồi đồng" cho tỉnh Quảng Trị. Ông Thọ nhớ lại, tỉnh Quảng Trị đã chi cho ông Sơn hơn 10 triệu đồng, là số tiền lớn 22 năm trước.
Trống đồng Trà Lộc hiện trưng bày ở bảo tàng tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Hoàng Táo |
Chỉ trong 3 ngày sau khi nhận được thông tin về chiếc trống đồng do người dân phát hiện, Quảng Trị đã đưa được cổ vật về bảo tàng tỉnh để lưu giữ và phát huy giá trị.
Theo bà Cái Thị Vượng, Phó giám đốc Trung tâm quản lý di tích và bảo tàng tỉnh Quảng Trị, trống đồng Trà Lộc hội đủ các yếu tố để trở thành bảo vật quốc gia. Đây là hiện vật gốc độc bản tiêu biểu, tinh xảo với kỹ nghệ đúc đồng độc đáo.
Trống đồng Trà Lộc gắn liền với lịch sử vùng đất Quảng Trị, chứng minh đây là nơi giao thoa giữa hai nền văn hoá Đông Sơn ở phía Bắc và Sa Huỳnh ở phía Nam. Việc xuất hiện một trống đồng ở Quảng Trị cho thấy sự lan toả rộng rãi đến tận Trung Trung bộ của nền văn hoá Đông Sơn ở phía Bắc.
Trống đồng Trà Lộc có thân thon, đế choãi, tang phình, mặt trống ở chính giữa trang trí ngôi sao 10 Công ty dịch thuật chuyên nghiệp - MIDtrans Blog cánh và 7 vành hoa văn gồm các họa tiết: 4 con chim hạc bay ngược chiều kim đồng hồ, vòng tròn tiếp tuyến có chấm giữa, chấm dãi, răng cưa. Tang trống trang trí hoa văn 4 hình thuyền có người đang chèo và các họa tiết răng cưa, chấm dãi.
Thân trống trang trí hình 8 con bò có kích thước to nhỏ khác nhau và các họa tiết hoa văn chấm dãi và răng cưa. Quai trống hình bán khuyên, bản quai trang trí văn thừng tết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét